Bạn đang muốn nhận các thông tin liên quan đến vải lụa là gì? Ưu điểm và nhược điểm của chất vải này? GoldenSilk sẽ giúp bạn hiểu rõ từ A – Z về vải lụa, đọc ngay bài viết nhé!
Vải lụa là gì?
Từ xa xưa, chất liệu vải lụa đã được xếp vào danh mục vải cao cấp. Chúng thường được dùng để may cho trang phục của tầng lớp quý tộc và rất được giới thượng lưu ưa chuộng. Ngoài việc dùng để sản xuất trang phục thì chất liệu vải này còn được dùng để sản xuất nhiều vật phẩm khác.
Tuy vậy, vải lụa là gì vẫn luôn là câu hỏi mà nhiều người chưa thực sự tìm thấy đáp án.
Vải lụa tiếng anh là gì?
Trong tiếng Anh, vải lụa được định nghĩa bằng cụm từ Silk Fabric. Đây là một loại vải cao cấp, có tính nhẹ, mịn màng và được cấu tạo từ những sợi tơ kén của loài bướm, tằm. Trong số các loại vải thì vải lụa tơ tằm được đánh giá tốt nhất. Bởi vì khi tận dụng chất liệu vải này, người mặc có được cảm giác vô cùng nhẹ nhàng, mát mẻ và sang trọng.
Cũng vì lý do này mà vải lụa đã từng bước thống lĩnh thị trường và trở thành loại vải được ứng dụng nhiều nhất trong cuộc sống.
Nguồn gốc xuất xứ của vải lụa
Vải lụa đã xuất hiện trong cuộc sống của người dân từ 6000 năm trước công nguyên. Lúc này, hoàng hậu của một triều đại Trung Quốc đang đi dạo ở vườn dâu, nhìn thấy sâu ăn lá – nhả tơ. Vì thế, hoàng hậu đã mang chúng về nuôi. Trong quá trình nuôi dưỡng, bà phát hiện rằng, các sợi tằm có sự bền bỉ và mềm mại nhất định.
Do đó, bà đã dùng nhiều thời gian để nghiên cứu và thử nghiệm dùng tơ tằm làm trang phục. Nhờ vậy, nghề nuôi tằm đã ra đời và hình thành nên con đường tơ lụa kéo dài ở Trung Quốc đến các nước Châu Âu.
Lụa cao cấp cũng đã được sản xuất ở Thái Lan và Ấn Độ. Tại Việt Nam, nghề nuôi tằm sản xuất lụa cũng hình thành từ rất sớm. Nổi tiếng nhất phải nhắc đến vải lụa ở làng Vạn Phúc – Hà Đông. Tại đây, có rất nhiều mẫu mã, kiểu dáng cùng với màu sắc cho khách hàng tùy ý lựa chọn.
Quy trình sản xuất vải lụa
Nghe qua khái niệm vải lụa là gì nhiều người sẽ cảm thấy khá đơn giản để tạo nên một tấm vải lụa tơ tằm. Thế nhưng, trên thực tế, điều này hoàn toàn ngược lại. Để tạo nên thành phẩm, quá trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nuôi tằm
Người dân phải nuôi thật nhiều tằm bằng cách cho nó ăn lá sâu hoặc lá sắn. Sau đó, tùy chỉnh vào thời gian phát triển của tằm để lập nên chế độ ăn phù hợp. Đối với những con tằm con, thợ chăm sẽ cho ăn lá non. Với những con đã đến tuổi trưởng thành sẽ được ăn những lá đã cứng hơn.
Khi tằm lớn đến 3 phần vòng đời sẽ được chuyển sang một môi trường nuôi dưỡng khác để nhả tơ – tạo kén.
Giai đoạn 2: Tằm nhả sợi kén
Tằm sẽ nhả nhả một số sợi tơ bên ngoài để định vị nên tổ kén. Sau đó, chúng sẽ chui vào trong kén và di chuyển 3000 vòng, nhả ra khoảng 1000km tơ.
Tơ được hình thành từ nước bọt của con vật này và tồn tại dưới dạng protein lỏng. Khi chạm vào bạn sẽ thấy có độ nhớt vừa phải
Giai đoạn 3: Ươm tơ
Người ta sẽ lấy kén mà 1 tuần tằm nhả xong để ngâm trong nước sôi. Sau đó, đảo đều để vỏ kén bong ra và vớt lấy những sợi tơ có bên trong kén. Cứ chập 10 sợi lại với nhau và quấn thành một quấn tơ riêng.
Giai đoạn 4: Tiến hành dệt và nhuộm
Công đoạn cuối cùng là người thợ đem các sợi tơ dệt thành vải.
Ưu nhược điểm của vải lụa
Ưu nhược điểm của vải lụa là gì cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Cụ thể về các điểm mạnh – yếu của chất vải này như sau:
Ưu điểm
- Vải lụa có tính bền và cho khả năng cách nhiệt vô cùng tốt. Vì thế, hầu hết các trang phục được may từ vải này đều giúp người dùng có cảm giác sang trọng, thoải mái.
- Lụa có khả năng hút ẩm cũng như thấm hút mồ hôi trên da rất tốt.
- Bởi vì được dệt từ các sợi tơ tằm nên vải an toàn với da, không gây kích ứng, an toàn với sức khỏe của người dùng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội trên thì chất vải này cũng đang tồn tại một số điểm trừ như:
- Vải dễ bị mọt cắn đứt.
- Rất dễ bị ố vàng nếu như khách hàng có quá nhiều mồ hôi
- Độ đàn hồi của vải lụa không quá tốt. So sánh với các loại vải khác thì độ đàn hồi của chất liệu vải này chỉ bằng 4/6.
- Quá trình bảo quản vải lụa đòi hỏi sự tỉ mỉ của người dùng.
- Giá thành của vải lụa thường đắt hơn so với các dòng vải khác.
Vải lụa có mấy loại?
Cho đến thời điểm hiện tại, có khá nhiều vải lụa được bày bán trên thị trường. Thế nhưng, nổi bật và được nhiều khách hàng chọn dùng nhất là 4 phân loại vải dưới đây:
Vải lụa tơ tằm
Đây là loại vải cao cấp nhất trong số các phân loại vải. Nó được biết đến là vải được sản xuất 100% bằng sợi tơ tằm và cách dệt truyền thống. Do vậy, màu sắc của vải chỉ đạt đến độ trắng ngà hoặc có tông màu đơn giản.
Bề mặt của chất liệu vải này vô cùng mềm mại, bóng mượt. Chúng thường được ứng dụng nhiều trong việc may áo dài, lễ phục và máy dài cho nữ giới.
Vải lụa Satin
Trong các tài liệu phân tích vải lụa là gì thì lụa Satin cũng được đề cập rất chi tiết. Bởi vì, đây là loại vải cao cấp và được thiết kế đặc biệt. Chúng được tạo thành dựa trên phương dệt đan xen các sợi dọc – ngang. Do vậy, chất vải này luôn có một sự chắc chắn nhất định và thỏa mãn được độ bóng mượt, mềm mại.
Vải lụa Cotton
Lụa cotton là vải được tổng hợp dựa trên 2 nguyên liệu chính là cotton và sợi tơ tằm. Do đó, nó nhận về rất nhiều ưu điểm. Vải có tính mềm, thoáng mát, chắc chắn. Tuy nhiên, điểm trừ là vải rất dễ bị bay màu và xước khi có các tác nhân ảnh hưởng.
Vải lụa cotton hiện tại đang được phân thành nhiều loại dựa trên tỉ lệ pha cotton khi sản xuất. Theo các chuyên gia về thời trang thì chất liệu vải cotton đạt giá trị tốt nhất khi tỉ lệ pha đạt 9:1. Nghĩa là bạn cần 90% cotton và 10% còn lại là sợi tơ tằm tốt.
Thông thường, loại vải này được ứng dụng trong việc may áo sơ mi, áo cộc tay và những bộ đồ ngủ sexy.
Vải lụa Twill
Loại vải này được sản xuất theo phương pháp đan chéo. Do vậy, khi nhìn vào bạn sẽ thấy kết cấu vải vô cùng bền và chắc chắn. Nguyên liệu chính để cấu thành tấm vải này là tơ tằm. Điểm khác biệt duy nhất so với các loại vải khác nằm ở cách dệt. Vì thế, bạn sẽ thấy độ dày của vải này thường cao hơn so với các dòng vải khác.
Tuy vậy nó vẫn giữ được các đặc điểm chính của vải lụa là gì và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau.
Ứng dụng của vải lụa trong cuộc sống
Bạn có biết ứng dụng của vải lụa là gì? Dựa trên các báo cáo và phân tích của nhiều nhà thời trang lớn, vải lụa hiện tại đang được ứng dụng nhiều trong may mặc và nội thất.
Cụ thể:
Trong lĩnh vực may mặc
Vải lụa được lựa chọn để thiết kế hàng triệu loại trang phục khác nhau. Bởi vì có khả năng thấm hút, thoáng mát lại mềm mịn nên nó được sử dụng để may trang phục mùa hè như áo sơ mi, đồ ngủ… Ngoài ra, nó cũng được dùng để may quần áo mùa đông vì có khả năng giữ nhiệt tốt vô cùng tốt.
Trong trang trí đồ nội thất
Vải lụa được ứng dụng trong bọc ghế hoàng gia, đệm dùng cho khách sạn hay thiết kế rèm cửa, màn… Chúng được sử dụng để may các vật phẩm trang trí cho ngôi nhà thêm trang trọng và ấn tượng.
Vải lụa là gì đã được GoldenSilk giải mã ở trên. GoldenSilk tin rằng, bạn đã nắm vững các kiến thức về loại vải này và bước đầu xác định được nhu cầu của bản thân. Nếu cần thêm hỗ trợ, hãy để chúng tôi đồng hành cùng quý bạn nhé!
Tham khảo thêm các bài viết khác của GoldenSilk tại đây!