Tin Tức

Vải Modal là gì? Ứng dụng của vải Modal trong cuộc sống

Vải Modal được biết đến là chất liệu vải không thể thiếu trong ngành may mặc. Vậy vải Modal là gì? Loại vải này có ưu thế gì? GoldenSilk sẽ giải mã cụ thể cho bạn ở nội dung bài, đọc ngay nhé!

Vải Modal là gì?

Vải Modal là loại vải được làm từ chất liệu tơ sợi nhân tạo. Thành phần cấu tạo chính của các sợi tơ từ gỗ cây sồi. Loại cây này có thể chống lại sâu bọ và sự tấn công của côn trùng trong tự nhiên. Hơn nữa, gỗ sồi còn có khả năng kháng khuẩn.

Vải Modal là gì?
Vải Modal

Do đó, vải Modal được sản xuất ra không chỉ an toàn với da người dùng mà còn đặc biệt thân thiện với môi trường. Có lẽ cũng vì lý do này mà vải được ứng dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực sản xuất.

Nguồn gốc xuất xứ vải Modal

1930 là năm mà cây sồi được phát hiện cũng như khai thác giá trị ở những nước Bắc Âu. Đến năm 1960, người ta nhận thấy gỗ sồi có thể ứng dụng trong việc sản xuất vải. Cũng từ đây, chất liệu vải Modal dần được nghiên cứu và góp mặt trên thị trường thời trang.

Nguồn gốc xuất xứ vải Modal
Vải Modal xuất hiện từ rất sớm

Ngày nay, khi nền công nghiệp dệt sợi đang ngày càng phát triển, loại vải này càng được cải tiến. Cụ thể, vải Modal đã thêm nhiều đặc tính vượt trội và trở thành một loại vải được giới thiết kế thời trang chuộng dùng.

Quy trình sản xuất vải Modal

Quy trình sản xuất vải Modal là gì? Về cơ bản, loại vải này là một phiên bản của loại vải rayon viscose. Quy trình sản xuất cụ thể:

Bước 1: Khai thác Cellulose

Trước hết, người dân phải thu hoạch gỗ sồi. Sau đó, chia thành những vụn nhỏ để tinh chế và tạo thành các sợi Cellulose.

Bước 2: Tạo các tấm ép

Người thợ sẽ dùng đến con lăn để ép sạch phần nước còn sót lại bên trong vụn gỗ. Điều này giúp chúng tạo thành một tấm gỗ ép chuẩn. Sau đó, các tấm gỗ sẽ được ngâm trong xút ăn da (NaOH).

Quy trình sản xuất vải Modal là gì
Quy trình sản xuất vải nghiêm ngặt

Nồng độ NaOH ngâm vải Modal thấp hơn so với chất liệu vải Viscose. Vì thế, chất thải thu được sau khi hoàn thiện cũng sẽ ít hơn, không gây hại môi trường.

Bước 3: Tạo Natri Cellulose

Các tấm gỗ ép sau một khoảng thời gian được ngâm trong dung dịch NaOh sẽ được phân thành những miếng nhỏ. Sau đó, chúng tiếp tục được ngâm trực tiếp với Carbon Disulfide. Mục đích của quá trình này là tạo ra chất Natri Cellulose Xanthate.

Bước 4: Tiến hành quay sợi

Để có thể tạo nên một hợp chất làm vải cuối cùng, Natri Cellulose vừa được chế thành sẽ tiếp tục tiếp xúc với NaOH. Tiếp đến, người ta sẽ cho hợp chất này vào trong máy quay để ép chúng hình thành các sợi nhỏ.

Bước 5: Nhận thành phẩm

Các sợi ép sau khi được lấy ra sẽ tiếp tục ngâm trong axit Sunfuric. Cuối cùng người ta sẽ tiến hành kéo sợi để giúp cho vải bền, chắc chắn hơn trước khi tiến hành dệt thành tấm vải lớn.

Ưu nhược điểm của vải Modal

Vải Modal cũng tương tự như các chất vải khác, luôn tồn tại song song các ưu và nhược điểm. Vậy chi tiết ưu nhược điểm của vải Modal là gì?

Ưu điểm của vải Modal là gì?

  • Chất vải có độ thoáng khí cao: Vải vô cùng thích hợp trong việc thiết kế các loại quần áo sport hay trang phục cho mùa hè. Bởi vì có đặc tính thoáng khí, giúp cho người mặc cảm thấy dễ chịu.
Ưu điểm của vải Modal là gì
Độ co giãn của vải vô cùng tốt
  • Co giãn tốt: Vải Modal không đơn thuần chỉ đảm bảo độ thoáng khí mà còn cho độ cao giãn cực tốt. Nhiều nhà thiết kế đã đánh giá rằng, chất vải này có độ co giãn đạt ngưỡng ưu việt. Do vậy, thiết kế nên các bộ đầm ôm dáng vô cùng đẹp.
  • Mềm mại: Dù bạn có sờ vào hay nhìn từ bên ngoài đều cảm nhận được sự mềm mại của chất vải này. Với bề mặt không xù hay có các nhược điểm khác này, những nhà sản xuất chăn ga gối đệm đã tận dụng và sản xuất khá nhiều sản phẩm phục vụ cho giấc ngủ.
  • Độ thấm hút ưu việt: So với cotton thì loại vải này có khả năng thấm hút cao gấp đôi. Vì thế, khi sử dụng, bạn sẽ không có cảm giác bứt rứt, đặc biệt là trong những ngày nhiệt độ cao.
  • Thân thiện với môi trường: mặc dù trong quy trình có thải ra những chất gây ô nhiễm. Thế nhưng, so với các loại vải khác thì lượng chất thải ít hơn rất nhiều. Hơn nữa, vải có thể tự phân hủy nên rất an toàn với môi trường.
  • Không dễ bị nhăn: Đây tiếp tục là một ưu điểm vượt trội của vải. Sau mỗi lần giặt, vải không bị hư hỏng, nhăn nhúm. Do đó, giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian ủi là.

Nhược điểm của vải Modal là gì?

Mặc dù có khá nhiều ưu điểm nổi trội nhưng loại vải này cũng đang tồn tại một số điểm trừ điển hình như:

  • Có thể gây dị ứng: Mặc dù nói, nguồn gốc của vải từ thực vật nhưng trong quá trình hoàn thiện nên tấm vải, có sử dụng dung dịch hóa chất. Do vậy, có một số người dùng sẽ bị kích ứng khi sử dụng vải này trong lần đầu.
  • Khai thác gỗ – rừng cạn kiệt: Khá nhiều nơi thu hoạch để lấy cây gỗ nhưng lại không có công tác phủ xanh trở lại. Điều này khiến cho tài nguyên dần bị khan hiếm, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống.
Nhược điểm của vải Modal là gì?
Vải có thể gây cạn kiệt cây gỗ

Ứng dụng của vải Modal trong cuộc sống

Vải Modal được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, tính ứng dụng rõ rệt và phổ biến nhất là trong ngành may mặc và chăn ga.

Trong lĩnh vực may mặc

Bởi vì có đặc tính vượt trội như thoáng khi, thấm hút mồ hôi tốt nên vải chuyên được dùng để sản xuất quần áo thể thao. Điển hình nhất là quần áo khiêu vũ, điền kinh hay các phụ kiện cho trang phục thể dục. Ngoài ra, vải còn được sử dụng để hoàn thiện các sản phẩm như: set bộ, quần dài, váy ngủ hay khăn choàng.

Vải được dùng để may trang phục

Trong sản xuất chăn ga gối đệm

Khá nhiều nhà sản xuất trong lĩnh vực chăn ga gối đánh giá rất cao đặc tính của vải Modal. Độ thoáng khí lớn cộng thêm tính mềm mại đã tạo nên một khoảng không gian nghỉ ngơi tuyệt.

Các sản phẩm dùng vải Modal dễ bắt gặp như đệm khách sạn cao cấp, chăn ga phòng ngủ…. 

Ứng dụng của vải trong nội thất

Cách bảo quản, vệ sinh vải sợi Modal 

Để kéo dài tuổi thọ cho những trang phục được làm từ vải Modal bạn nên chú ý đến các vấn đề sau:

  • Nhiệt độ để giặt: Vải có độ mềm và co giãn tốt nên bạn có thể thoải mái dùng nước lạnh để làm sạch trang phục. Không nên sử dụng nước nóng vì có thể làm cho sợi vải bị co nhúm và xóa bỏ đi các đặc tính tuyệt vời của vải.
  • Túi giặt: Nếu giặt bằng máy bạn nên sử dụng đến túi giặt để đảm bảo được rằng, quần áo bảo vệ ở giá trị tốt nhất. Ngoài ra, điều này cũng hạn chế được số lượng bột xà phòng bám trên vải trong quá trình vệ sinh.
  • Nên dùng thuốc tẩy chứa oxy: Việc sử dụng chất tẩy có thể làm cho quần áo bị ăn mòn và nhanh hỏng hơn. Chính vì thế, khi giặt bạn nên sử dụng thuốc tẩy chứa oxy để hạn chế trường hợp vải Modal bị hư hỏng, sờn rách nhé!
  • Nên phơi khô tự nhiên: Vải Modal rất nhanh khô, chỉ cần bạn phơi ở thời tiết bình thường là được. Nếu bạn cần trong thời gian gấp thì có thể sử dụng đến máy sấy.
Cần chú ý trong cách vệ sinh vải

Bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi vải Modal là gì chưa? Sự nhẹ nhàng, tinh tế và thoáng khí chính là những điều khiến cho loại vải này ngày càng được ưa chuộng. Theo dõi GoldenSilk để cập nhật thêm nhiều kiến thức trang phục, vải nhé!

Tham khảo thêm các bài viết khác của GoldenSilk tại đây:

Bài viết liên quan

Bạn đang đăng ký mua sản phẩm

Vải Modal là gì? Ứng dụng của vải Modal trong cuộc sống

090.940.6886
icons8-exercise-96 chat-active-icon