Tin Tức

Chất liệu vải Viscose là gì? Ứng dụng của vải Viscose trong cuộc sống

Chất  liệu vải Viscose là gì? Đây là vấn đề mà rất nhiều khách hàng muốn hiểu rõ, đặc biệt là những thợ may mới vào nghề. Vậy cụ thể vải Viscose là gì? Loại vải này được ứng dụng thế nào? Đáp án có ngay đây, mời bạn tham khảo bài để biết chi tiết.

Chất liệu vải Viscose là gì?

Chất liệu vải Viscose hay còn được biết đến với một cái tên mỹ miều khác là Rayon. Dựa trên bảng thống kê của thế giới về các loại vải thì, Viscose hiện đang nằm trong đầu vải thun được ưa chuộng.

Chất liệu vải Viscose là gì?
Chất liệu vải Viscose

Vải Viscose được hiểu đơn giản là một loại vải tơ bán tổng hợp. Chúng được cấu thành từ chất xơ của celluso tre, mía hay đậu nành. Cấu trúc của các sợi Viscose giống với vải cotton, mềm mại và thoáng mát.

Nguồn gốc xuất xứ của vải Viscose

Các chuyên gia trong ngành may mặc cho biết, vải Viscose đã xuất hiện lần đầu tiên tại thị trường Châu Âu năm 1800. Lúc này, giá thành của các sợi tơ tằm vô cùng đắt đỏ. Do vậy, các nhà sản xuất đã phải linh hoạt và tạo ra một loại vải mới có cấu trúc, đặc tính tương tự như tơ tằm.

Một nhà khoa học người Pháp đã nghiên cứu và phát minh ra đợi Viscose đầu tiên. Chúng có sự tương đồng với lụa tơ tằm về sự mềm mịn, khả năng đàn hồi và thoáng mát. Cho đến năm 1892, Viscose đã bắt đầu được cấp bằng sáng chế và xác nhận quy trình sản xuất từ 3 nhà khoa học người Anh.

Nguồn gốc xuất xứ của vải Viscose
Chân dung nhà khoa học người Pháp

Năm 1905, chất liệu vải Viscose lần đầu tiên được ứng dụng rộng rãi trong thị trường may mặc.

Sản xuất vải Viscose như thế nào?

Chất liệu vải Viscose là gì bạn đã nắm được rồi đúng không? Khái niệm về loại vải này thoạt nhìn rất đơn giản, dễ làm.

Thế nhưng, trên thực tế, để tạo ra một tấm vải Viscose nhà sản xuất đã phải tốn rất nhiều công sức.

Sản xuất vải Viscose như thế nào?
Viscose được sản xuất trên quy trình nghiêm ngặt

Cụ thể các bước làm:

Bước 1: Họ cần xay nhuyễn phần cellulose đã chuẩn bị trước đó. Độ tinh khiết của cellulose phải đảm bảo đạt ngưỡng 90%. Không đạt được giá trị này, tấm Viscose sẽ không có chất lượng tốt.

Bước 2: Hòa tan cellulose cùng dung dịch natri hydroxit để loại bỏ mọi tạp chất còn sót lại trong thành phần đó. Cuối cùng cho ra cellulose cò màu giống với thân gỗ nâu.

Bước 3: Sau khi cellulose được ép bỏ các tạp chất thừa trên con lăn trọng lượng cao thì nhà thiết kế sẽ tiến hành cắt chúng thành nhiều mảnh nhỏ.

Bước 4: Cho hỗn hợp cellulose hòa cùng với carbon disulfide để thu được thành phẩm cuối cùng là Viscose . Sau đó, tiếp tục hòa và ngâm dung dịch này trong vòng vài giờ liền.

Bước 5: Đẩy dung dịch vào máy đùn sợi để tạo ra các sợi vải nhỏ mà người ta thường gọi với cái tên là cellulose phái sinh. Các sợi vải này sẽ tiếp tục được ngâm trong dung dịch axit sunfuric, kéo mạnh và rũ bỏ mọi vết bẩn.

Bước 6: Sợi vải Viscose được căn chỉnh và dệt thành một khổ lớn rồi mang đi đóng gói, tiêu thụ hoặc thiết kế dựa trên các yêu cầu của khách hàng.

Ưu nhược điểm của vải Viscose

Ưu điểm chất vải Viscose  là gì? Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều khách hàng khi có nhu cầu tìm hiểu về chất liệu vải này. Tuy nhiên, trên thực tế, chất vải nào cũng tồn tại điểm mạnh và yếu. Vì thế, hãy xem chi tiết phần ưu và nhược của Viscose dưới đây:

Ưu điểm

  • Giá thành bình dân: Đây là loại vải bán tổng hợp, đặc tính tương tự như tơ tằm nhưng giá thành bán ra thấp hơn rất nhiều so với các dòng vải khác.
  • Thoáng khí: Sợi Viscose có kết cấu với độ mỏng vừa phải, không giữ nhiệt lại thấm hút tốt. Vì thế, tạo được sự thông thoáng cho người mặc và hạn chế khả năng bị ẩm mốc trang phục khi dùng.
  • Mềm mại: Đây là một ưu điểm lớn của chất liệu vải Viscose. Chúng được xem là một giải pháp tuyệt vời để thay thế cho những tấm vải lụa đắt tiền.
  • Độ bền màu tốt: Vải Viscose được tổng hợp từ rất nhiều chất liệu vì thế độ tối ưu màu trong quá trình sản xuất gần như đạt giá trị tuyệt đối.
  • Có thể phân hủy sinh học: Chất liệu chính cấu thành vải Viscose  là bột gỗ. Do đó, trang phục từ vải Viscose có khả năng phân hủy sinh học tốt, không gây ô nhiễm môi trường.
Ưu nhược điểm của vải Viscose
Viscose có nhiều ưu điểm nổi trội

Nhược điểm

  • Ảnh hưởng của hóa chất: Để sản xuất ra vải Viscose thợ dệt cần phải sử dụng nhiều loại hóa chất như axit sunfuric, carbon… Những hóa chất này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước và không khí của con người.
  • Dễ bị giãn: Sợi Viscose có thể bị co lại sau nhiều lần bạn giặt. Đặc biệt là khi vải nhăn ướt, bị nhăn thì khả năng hồi phục lại form dáng ban đầu rất thấp. Vì thế, trong quá trình dùng, bạn nên đặc biệt chú ý nhé!
  • Khó vệ sinh: Nước có thể phá vỡ cấu trúc của chất liệu vải này. Chính vì thế, rất nhiều nhà thiết kế khuyến khích người dùng nên gặt khô. Việc vệ sinh tẩy sạch các vết ố trên trang phục vì thế mà gặp rất nhiều khó khăn.
Vải Viscose rất khó trong công đoạn vệ sinh

Chất liệu vải Viscose có những loại nào?

Bên cạnh thắc mắc chất liệu vải Viscose là gì thì có nhiều khách hàng cũng bày tỏ sự quan tâm đối với các loại vải Viscose trên thị trường. Theo các chuyên gia ngành may mặc, Viscose có rất nhiều loại được dùng nhiều nhất là 3 loại dưới đây:

Vải Viscose nguyên chất

Chất vải này chiếm thị phần lớn nhất trên tổng thị trường may mặc. Chúng được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thiết kế trang phục và sản xuất đồ nội thất. Bởi vì, bản chất dễ bị co lại khi chạm nước nên bạn cần giặt khô hoặc nhờ tiệm giặt chuyên nghiệp. Có như vậy mới đảm bảo được chất lượng của vải khi dùng.

Vải Viscose nguyên chất
Viscose nguyên chất

Vải Viscose độ bền cao

Khả năng chịu lực của loại vải Viscose này đặc biệt tốt. Vì thế, chúng được sử dụng trong các hàng dệt may sản xuất lốp xe và trang phục chuyên dụng. Giá thành rẻ lại có độ bền cao nên các doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí thành phẩm.

Vải Viscose độ bền cao
Vải Viscose có độ bền cao

HWM Viscose 

HWM Viscose đặc biệt thu hút được sự chú ý các nhà thiết kế bởi khả năng thấm hút và giữ nhiệt tốt. Quá trình làm sạch bề mặt vải này cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với các sản phẩm cùng dòng khác. Vì thế, bạn có thể dễ dàng giặt tay hoặc sử dụng máy mà không cần lo lắng đến vấn đề bị hư hỏng, giảm chất lượng vải.

HWM Viscose 
Loại vải được nhiều khách hàng ưa chuộng

Ứng dụng của vải Viscose trong cuộc sống

Ứng dụng chất liệu vải Viscose là gì? Trong cuộc sống, chất liệu vải này được dùng khá nhiều, cụ thể là:

Trong ngành dệt may

Bởi vì có giá thành thấp nên vải Viscose được tận dụng để giảm thiểu cao nhất các chi phí sản xuất. Chúng thường được dùng để thiết kế nên các bộ trang phục sang trọng hoặc đồ trượt tuyết, áo sơ mi.

Vải được dùng nhiều trong may mặc

Ngoài ra, vải Viscose cũng được dùng để thiết kế các khăn trải bàn, chăn ga gối cho bé hoặc rèm cửa. Các dòng chăn ga cute trong phòng của các vật cưng cũng được thiết kế từ chất liệu vải này.

Trong các ngành khác

Bởi vì có độ bền cao, tính chịu nhiệt tốt nên vải Viscose cũng được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp nặng. Tiêu biểu nhất có thể kể đến như ngành sản xuất vỏ bọc xúc xích, lốp xe hay thiết kế dây đai ô tô….

Cách bảo quản và vệ sinh vải Viscose

  • Các trang phục làm từ vải Viscose nên được giặt với lực nhẹ. Mục đích là để tránh bị nhăn và mất đi tính thẩm mỹ vốn có.
  • Bạn nên sử dụng khăn bông để thấm hút nước trước khi phơi. Và đừng quên nên treo trang phục lên móc bằng gỗ nhé!
  • Khi dùng bàn ủi để là phẳng bề mặt trang phục thì nên ủi ở chế độ nhỏ. Bởi vì, vải Viscose chứ polyester rất dễ bị nhăn và biến dạng khi tiếp xúc với nền nhiệt quá cao.
Bạn nên chú ý trong cách giặt trang phục vải Viscose

Trên đây là chi tiết các thông tin về chất liệu vải Viscose là gì? Tin rằng, bạn đã hiểu rõ về bản chất cũng như các phân loại vải Viscose. Ủng hộ GoldenSilk để tiếp tục có thêm những thông tin bổ ích khác nhé!

Tham khảo thêm bài viết khác của GoldenSilk tại đây!

Bài viết liên quan

Bạn đang đăng ký mua sản phẩm

Chất liệu vải Viscose là gì? Ứng dụng của vải Viscose trong cuộc sống

090.940.6886
icons8-exercise-96 chat-active-icon