- Vải Fabric là gì?
- Nguồn gốc xuất xứ của vải Fabric
- Cách phân biệt vải Fabric và vải Textile chi tiết
- Phân biệt thuật ngữ
- Công dụng của vải Fabric và vải Textilec
- Nguyên liệu của vải Fabric và Textile
- Một số loại vải Fabric thường gặp
- Vải Fabric sợi cotton
- Vải Fabric sợi lụa
- Vải Fabric sợi len
- Vải Fabric sợi tổng hợp
- Vải Fabric sợi nhân tạo
Thuật ngữ Fabric đặc biệt được sử dụng nhiefu trong việc định nghĩa các loại vải lanh, cotton và lụa. Tuy nhiên, khá nhiều khách hàng vẫn chưa nắm được khái niệm vải Fabric là gì? Hãy cùng GoldenSilk tìm hiểu kỹ hơn về chất vải này bạn nhé!
Vải Fabric là gì?
Fabric là từ được dùng để miêu tả các sợi vải. Chúng thường đuộc làm từ các sợi dệt hoặc không dệt. Thuật ngữ này được dùng nhiều trong các laoji quần áo khác nhau. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực may mặc thì Fabric được tạo nên từ các sợi vải có kết nối với nhau trước đó.
Fabric vốn là một chất liệu được tạo nên từ nhiều kỹ thuật thực hiện khác nhau. Đó có thể là đan, dệt hoặc móc, tùy sở thích – nhu cầu của người sản xuất. Tuy nhiên, đại đa số các phân loại vải Fabric ở thị trường hiện tại được tạo nên từ phương pháp dệt.
Bên cạnh đó, có một số loại vải không dệt ở thời điểm hiện tại vẫn đang được chuộng dùng.
Nguồn gốc xuất xứ của vải Fabric
Chúng được lấy từ khá nhiều nguồn nguyên liệu khác như như lông động vật, vỏ gỗ, côn trùng… Đối với sợi vải Fabric có nguồn gốc từ thực vật chúng được dùng phổ biến ở một số phân loại như vải lanh, Rayon hay Cotton.
Vải có nguồn gốc từ động vật được nhắc đến nhiều nhất như chất len, Alpaca, Cashmere. Cá biệt, có một số sợi vải được lấy được bằng cách người ta cắt hoặc chải lông động vật.
Chất liệu vải lụa Fabric còn được tạo nên từ các tơ kén của tằm. Tằm sau khi đã ăn lá dâu sẽ bắt đầu quá trình nhả kén và người ta lấy chúng đi ngâm trong nước nóng. Sau đó, tận dụng các sợi tơ từ kén để dệt thành vải lụa.
Ngoài ra, Fabric còn có nguồn gốc từ chất liệu dầu thô. Chúng thường tạo thành một số loại vải đậm chất Polymer hóa học. Toàn bộ các sợi vải sẽ dựa trên Polymer điển hình như sợi nylon, antron, acrylic, modacrylic…. Điểm mạnh của những sợi vải này chính là có độ bền cao, tính mềm mại tốt.
Xem thêm: Vải xô Muslin là vải gì? Tính ứng dụng của vải?
Cách phân biệt vải Fabric và vải Textile chi tiết
Bạn đã nắm được khái niệm vải Fabric là gì chắc chắn sẽ ít nhiều định hình được chất liệu vải này. Tuy nhiên, so với vải Textile chúng có điều gì khác biệt bạn có biết? Dựa trên nghiên cứu của nhiều nhà thiết kế vải thì có 3 cách để bạn phân biệt được 2 chất liệu vải này, cụ thể là:
Phân biệt thuật ngữ
Xét trên mặt thuật ngữ, Textile có nguồn gốc từ tiếng Lating. Chúng được dịch nghĩa là ra vải dệt may. Trong khi đó, Fabric lại được dùng để chỉ chung cho các loại vải sợi dùng nhiều trong lĩnh vực may mặc.
Công dụng của vải Fabric và vải Textilec
Fabric là một chất liệu vải hoàn chỉnh. Nói cách khác, chúng đã trả qua một quá trình xử lý để cấu thành những sợi vải hoàn chỉnh, có đặc tính tốt. Do đó, công dụng mà chất liệu vải này mang lại chủ yếu là dùng để thiết kế trang phục, quần áo.
Textile lại chỉ được hiểu là 1 sản phẩm đã hoặc đang hoàn thành. Do vậy, công dụng của chất liệu vải này thường không cụ thể đối với người dùng.
Nguyên liệu của vải Fabric và Textile
Giống như chúng tôi đã phân tích ở mục nguồn gốc vải Fabric là gì, nguyên liệu cấu thành chất liệu vải này khá đa dạng. Chúng có thể được tạo thành từ những sợi không dệt hoặc dệt, đan, móc trước đó. Nguyên liệu có thể đến từ động – thực vật hoặc đơn cử là dầu thô.
Đối với Textile thì nó chỉ đơn thuần được tạo thành từ các sợi, vải. Hơn nữa còn có sự kết hợp giữa 2 loại chất liệu này với nhau để cấu thành một tấm vải mới.
Một số loại vải Fabric thường gặp
Bên cạnh khái niệm vải Fabric là gì nhiều người dùng cũng đặt nghi vấn về các loại vải này. Như chúng ta đều biết thì Fabric được dùng vô cùng nhiều trong cuộc sống thường nhật. Chúng được ứng dụng một cách phổ biến trong lĩnh vực may mặc. Ở phần tiếp theo đây, GoldenSilk sẽ giúp bạn hiểu về một số loại vải Fabric phổ biến nhất nhé!
Vải Fabric sợi cotton
Đây là một phân loại vải mà sợi được lấy từ các cây bông có trong tự nhiên. Điểm mạnh của chất liệu vải này chính là có độ thấm hút vô cùng tốt. Chúng hoàn toàn có thể thấm hút đến 65% so với trọng lượng tổng quát của vải. Nhờ vậy mà Fabric cotton có được độ thoáng cao hơn, an toàn với da của người dùng.
Điểm trừ của chất liệu vải này chính là dễ bị nhăn và không giữ được form dáng. Điều này sẽ làm cho vải dễ bị bám bụi bẩn cũng như nhàu cũ kỹ trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, vải sợi Cotton có độ bền khá thấp, dễ bị giãn. Vì thế, nếu quần áo được cấu tạo từ chất liệu vải này thường có tuổi thọ thấp.
Vải Fabric sợi lụa
Nguồn gốc của vải Fabric sợi lụa đến từ tơ của kén tằm. Đây thực chất là một chất liệu vải mịn, mỏng và được khá nhiều người dùng trên thị trường hiện tại ưa chuộng. Ưu thế của chất liệu vải lụa này chính là mềm, bóng mượt, trọng lượng nhẹ.
Nhờ sở hữu đặc tính thấm hút mồ hôi tốt nên chúng đặc biệt tạo được cảm giác thoải mái, dễ chịu cho mỗi người dùng.
Điểm trừ lớn nhất của sợi lụa chính là bị co rút khi vô tình tiếp xúc với nền nhiệt cao. Ngoài ra, nếu như người dùng phơi chúng dưới ánh mặt trời sẽ thấy vải nhanh bạc màu.
Vải Fabric sợi len
Nguyên liệu chính để tạo nên vải len Fabric là gì? Đó là lông của thực vật. Có thể là lông cừu, dê hoặc một số loại động vật khác mà bạn chưa từng biết đến. Để sản xuất nên sợi len, người ta thường quay các sợi lông hoặc bện chúng lại thành từng liên kết dài. Đa phần vải sợi len thường dễ hút nước, có độ nhẹ tốt, xốp và hoàn toàn không bị nhăn.
Chính nhờ vào khả năng giữ nhiệt này nên sợi len thường được ứng dụng nhiều trong mùa đông. Nhược điểm duy nhất của chất liệu vải này chính là dễ bị vi khuẩn cùng với các loại nấm mốc phá hủy.
Vải Fabric sợi tổng hợp
Chất liệu vải sợi tổng hợp thường có nguồn gốc từ dầu thô, khí đốt, than đá. Chúng đã phải trải qua một quá tình sản xuất, tổng hợp Polymer. Các loại vải sợi này thường có nhiều tính năng đặc biệt nổi trội.
Ví dụ, sợi Polyamid được ứng dụng để làm dệt may, bít tất. Trong khi đó, sợi PVA lại được sử dụng nhiều trong việc may quần áo lao động hay lưới đánh cá. Sợi PU lại được kết hợp với các chất liệu sợi vải khác để tạo thành trang phục ôm body như quần áo bơi, áo lót…
Vải Fabric sợi nhân tạo
Nguyên liệu cấu thành vải Fabric sợi nhân tạo chủ yếu là tre, gỗ, nứa… Bởi vì, hàm lượng cellulose có trong các nguyên liệu này vô cùng cao. Chúng thường được kết hợp cùng với một số chất hóa học để tạo sợi và dệt ra tấm vải ưng ý.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chất liệu vải này trong các khăn tắm cho khách sạn, quần áo thu đông…
Như vậy, bạn đã nắm được khái niệm vải Fabric là gì cũng như các phân loại của vải này chưa? Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng chất liệu vải này cũng tồn tại một số khuyết thiếu nhỏ. Do vậy, hãy luôn cân nhắc lựa chọn đúng với nhu cầu dùng của bản thân bạn nhé! GoldenSilk luôn ở đây, sẵn sàng tư vấn và giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại vải cũng như chọn lựa sản phẩm chăn ga đúng ý.